Ban co thuc su nen tu bo cong viec hoan hao hien tai
( Tuyển Dụng ) Có một công việc tốt được xem là may mắn của nhiều người. Đó cũng là lí do khiến họ không thể từ bỏ công việc hiện tại ngay cả khi họ không hề hạnh phúc với công việc này. Nếu bạn có lợi ích tốt, lương cao và một ông chủ tâm lý, bạn sẽ cảm thấy khó hiểu nếu mình muốn ra đi, thậm chí những người xung quanh có thể xem đó là hành động điên rồ. Nếu bạn đang bị giằng xé giữa quyết định đi hay ở, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi dưới đây để tìm ra đáp án cho mình nhé.
Người tìm việc hỏi
Mình là Mai Phương, 28 tuổi hiện tại đang công tác tại Hà Nội. Mình muốn Tìm Việc Nhanh giúp mình tư vấn giải quyết tình trạng hiện tại. Mình đang có một công việc khá ổn định và thu nhập tốt ở một công ty tư nhân chuyên về lĩnh vực xây dựng và nội thất ở Hà Nội. Tuy nhiên mình luôn muốn thay đổi môi trường và công việc mới, thử thách hơn. Các anh chị trong công ty khuyên mình nên nghĩ kĩ vì vị trí hiện tại của mình khá tốt và có nhiều cơ hội trong tương lai. Mình đang rất phân vân không biết nên làm như thế nào. Mong chuyên mục có thể tư vấn hỗ trợ giúp mình. Mình cảm ơn!
Mai Phương, Hà Nội
Tìm Việc Nhanh trả lời
Chào Mai Phương, rất vui vì bạn đã chia sẻ về băn khoăn của mình với Tìm Việc Nhanh. Chuyên mục hiểu những băn khoăn mà bạn đang gặp phải, cũng như lý do vì sao bạn đang lưỡng lự không biết nên tiếp tục cố gắng cho vị trí công việc hiện tại hay từ bỏ để khám phá một vị trí mới tốt và thử thách hơn. Tìm Việc Nhanh khuyên bạn nên cân nhắc thật kĩ 3 câu hỏi sau đây, để có thể đưa cho mình một quyết định chính xác và phù hợp nhất nhé!
1. Mình có hay mơ mộng về các vị trí công việc khác không?
Bạn có dành một lượng thời gian trong ngày làm việc để đọc các tin tuyển dụng hấp dẫn trên các phương tiện truyền thông không? Nếu có, đây là một dấu hiệu cho thấy bạn đã dần mất hứng thú với công việc hiện tại.
Câu hỏi tiếp theo: Mình có dễ bị phân tâm không?
Trong nhiều tình huống, những loại phiền nhiễu này phụ thuộc vào khả năng tập trung chứ không phải công việc của bạn không còn hấp dẫn nữa. Nếu vậy, bạn nên thực hiện một nỗ lực để cải thiện sự tập trung của bạn và phát triển các kỹ năng năng tốt hơn thay vì tìm kiếm một vai trò mới. Ngược lại, nếu bạn thường tập trung vào những thông tin đấy một cách nghiêm túc, có lẽ đã đến lúc bạn nên cân nhắc lại ý định của mình.
Bạn có hay mơ mộng về các vị trí công việc khác không?
2. Điều gì có thể khiến mình hạnh phúc trong công việc?
Lập một danh sách những điều cần thay đổi cho công việc để bạn cảm thấy hài lòng với nó. Có thể khối lượng công việc của bạn rất lớn hoặc có thể nhóm của bạn chưa có tinh thần hợp tác với nhau. Nếu sự bất hạnh của bạn bắt nguồn từ hoàn cảnh, hãy nói chuyện với sếp và xem liệu bạn có thể thay đổi mọi thứ tốt hơn không.
Câu hỏi tiếp theo: Những thay đổi này có liên quan đến công việc của mình không?
Nếu những thay đổi này có thể khiến bạn vui vẻ hơn với công việc, điều này có nghĩa là bạn đang kìm hãm bản thân theo một cách nào đó. Xây dựng các kỹ năng mới có thể là một cách để tăng cường sự tự tin của bạn và mở rộng bản thân trước những cơ hội mới, cả về vai trò hiện tại và trong tương lai.
3. Mình có lo lắng về vấn đề tài chính không?
Đây là vấn đề có lẽ khiến bạn băn khoăn nhiều nhất. Thật bối rối khi không biết tiền lương tiếp theo của bạn sẽ như thế nào, đặc biệt nếu tiền lương là nguồn thu nhập chính của bạn.
Câu hỏi tiếp theo: Mình có thể xoay sở nếu quyết định ra đi không?
Khi mọi người căng thẳng về tiền bạc, họ trở nên sợ rủi ro và khó đưa ra quyết định dứt khoác. Sự lo lắng khiến họ làm việc năng suất thấp hơn và kết quả là họ bắt đầu ghét công việc mình đang làm.
Bạn có lo lắng về tài chính không?
Nếu điều này có vẻ đúng với bạn, thì bước tiếp theo hãy xác định lại nguồn tài chính của mình. Thử nghĩ xem bạn có thể xoay sở nếu mất đi nguồn thu nhập hiện tại không? Bạn có tiền tiết kiệm không? Bạn có làm thêm một nghề phụ đủ để nuôi sống bản thân trong thời gian thất nghiệp không? Nếu bạn đảm bảo tài chính cho bản thân mà vẫn không hạnh phúc với công việc, có lẽ đã đến lúc bạn nên ra đi.
Một vấn đề cuối cùng mà nhiều người hay mắc phải là sợ mọi người xung quanh phản hồi tiêu cực với quyết định của mình. Đây là một nỗi sợ cơ bản kìm hãm mọi người. Nhiều người trong chúng ta sợ hãi về lời nói của mọi người xung quanh. Họ có thể nghĩ rằng bạn điên rồ, quá tự tin,… Tuy nhiên, chỉ bạn mới hiểu rõ bản chất của vấn đề và bản thân bạn thật sự muốn gì. Do đó, hãy tự ngẫm nghĩ 3 câu hỏi trên và đưa ra quyết định chính xác nhất cho mình.
Người tìm việc hỏi
Mình là Mai Phương, 28 tuổi hiện tại đang công tác tại Hà Nội. Mình muốn Tìm Việc Nhanh giúp mình tư vấn giải quyết tình trạng hiện tại. Mình đang có một công việc khá ổn định và thu nhập tốt ở một công ty tư nhân chuyên về lĩnh vực xây dựng và nội thất ở Hà Nội. Tuy nhiên mình luôn muốn thay đổi môi trường và công việc mới, thử thách hơn. Các anh chị trong công ty khuyên mình nên nghĩ kĩ vì vị trí hiện tại của mình khá tốt và có nhiều cơ hội trong tương lai. Mình đang rất phân vân không biết nên làm như thế nào. Mong chuyên mục có thể tư vấn hỗ trợ giúp mình. Mình cảm ơn!
Mai Phương, Hà Nội
Tìm Việc Nhanh trả lời
Chào Mai Phương, rất vui vì bạn đã chia sẻ về băn khoăn của mình với Tìm Việc Nhanh. Chuyên mục hiểu những băn khoăn mà bạn đang gặp phải, cũng như lý do vì sao bạn đang lưỡng lự không biết nên tiếp tục cố gắng cho vị trí công việc hiện tại hay từ bỏ để khám phá một vị trí mới tốt và thử thách hơn. Tìm Việc Nhanh khuyên bạn nên cân nhắc thật kĩ 3 câu hỏi sau đây, để có thể đưa cho mình một quyết định chính xác và phù hợp nhất nhé!
1. Mình có hay mơ mộng về các vị trí công việc khác không?
Bạn có dành một lượng thời gian trong ngày làm việc để đọc các tin tuyển dụng hấp dẫn trên các phương tiện truyền thông không? Nếu có, đây là một dấu hiệu cho thấy bạn đã dần mất hứng thú với công việc hiện tại.
Câu hỏi tiếp theo: Mình có dễ bị phân tâm không?
Trong nhiều tình huống, những loại phiền nhiễu này phụ thuộc vào khả năng tập trung chứ không phải công việc của bạn không còn hấp dẫn nữa. Nếu vậy, bạn nên thực hiện một nỗ lực để cải thiện sự tập trung của bạn và phát triển các kỹ năng năng tốt hơn thay vì tìm kiếm một vai trò mới. Ngược lại, nếu bạn thường tập trung vào những thông tin đấy một cách nghiêm túc, có lẽ đã đến lúc bạn nên cân nhắc lại ý định của mình.
Bạn có hay mơ mộng về các vị trí công việc khác không?
2. Điều gì có thể khiến mình hạnh phúc trong công việc?
Lập một danh sách những điều cần thay đổi cho công việc để bạn cảm thấy hài lòng với nó. Có thể khối lượng công việc của bạn rất lớn hoặc có thể nhóm của bạn chưa có tinh thần hợp tác với nhau. Nếu sự bất hạnh của bạn bắt nguồn từ hoàn cảnh, hãy nói chuyện với sếp và xem liệu bạn có thể thay đổi mọi thứ tốt hơn không.
Câu hỏi tiếp theo: Những thay đổi này có liên quan đến công việc của mình không?
Nếu những thay đổi này có thể khiến bạn vui vẻ hơn với công việc, điều này có nghĩa là bạn đang kìm hãm bản thân theo một cách nào đó. Xây dựng các kỹ năng mới có thể là một cách để tăng cường sự tự tin của bạn và mở rộng bản thân trước những cơ hội mới, cả về vai trò hiện tại và trong tương lai.
3. Mình có lo lắng về vấn đề tài chính không?
Đây là vấn đề có lẽ khiến bạn băn khoăn nhiều nhất. Thật bối rối khi không biết tiền lương tiếp theo của bạn sẽ như thế nào, đặc biệt nếu tiền lương là nguồn thu nhập chính của bạn.
Câu hỏi tiếp theo: Mình có thể xoay sở nếu quyết định ra đi không?
Khi mọi người căng thẳng về tiền bạc, họ trở nên sợ rủi ro và khó đưa ra quyết định dứt khoác. Sự lo lắng khiến họ làm việc năng suất thấp hơn và kết quả là họ bắt đầu ghét công việc mình đang làm.
Bạn có lo lắng về tài chính không?
Nếu điều này có vẻ đúng với bạn, thì bước tiếp theo hãy xác định lại nguồn tài chính của mình. Thử nghĩ xem bạn có thể xoay sở nếu mất đi nguồn thu nhập hiện tại không? Bạn có tiền tiết kiệm không? Bạn có làm thêm một nghề phụ đủ để nuôi sống bản thân trong thời gian thất nghiệp không? Nếu bạn đảm bảo tài chính cho bản thân mà vẫn không hạnh phúc với công việc, có lẽ đã đến lúc bạn nên ra đi.
Một vấn đề cuối cùng mà nhiều người hay mắc phải là sợ mọi người xung quanh phản hồi tiêu cực với quyết định của mình. Đây là một nỗi sợ cơ bản kìm hãm mọi người. Nhiều người trong chúng ta sợ hãi về lời nói của mọi người xung quanh. Họ có thể nghĩ rằng bạn điên rồ, quá tự tin,… Tuy nhiên, chỉ bạn mới hiểu rõ bản chất của vấn đề và bản thân bạn thật sự muốn gì. Do đó, hãy tự ngẫm nghĩ 3 câu hỏi trên và đưa ra quyết định chính xác nhất cho mình.