Breaking News

7 cau hoi de kham pha dong luc va so thich cua ung vien

Tuyển Dụng  ) Trong buổi phỏng vấn, ngoài việc đánh giá về kỹ năng và thái độ của ứng viên, Nhà tuyển dụng cũng nên đưa ra những tình huống để xem xét về động lực và sở thích của họ. Điều này sẽ giúp bạn có thêm cái nhìn tổng quát hơn về nhân viên tương lai của mình, cùng Tìm Việc Nhanh khám phá 7 câu hỏi sau đây nhé!

1.Tại sao bạn muốn tìm kiếm một cơ hội nghề nghiệp mới? 


Đây được nhiều chuyên gia đánh giá là một trong những câu hỏi khó đối với ứng viên trong quá trình phỏng vấn. Qua cách đặt vấn đề này, Nhà tuyển dụng có thể nhận biết được thái độ của ứng viên đối với công ty cũ. Bạn hãy cẩn thận đánh giá xem liệu người này có thể hiện sự không hài lòng với sếp, đồng nghiệp hoặc văn hóa công ty hay không. Bởi theo khảo sát, có nhiều ứng viên quyết định rời khỏi công việc hiện tại bởi vì họ đang ở trong môi trường ngột ngạt, nơi mà sự phát triển và cầu tiến không được khuyến khích. Bên cạnh đó, câu hỏi này còn có thể cung cấp thông tin về các mục tiêu, mong muốn của ứng viên.

2. Ngày cuối cùng của bạn làm việc khi nào?

Câu hỏi này giúp bạn xác định rõ thời gian kết thúc công việc cũ của ứng viên. Trong CV người tìm việc cung cấp thông tin là đã nghỉ việc vào năm 2018 nhưng không rõ mốc thời gian là khi nào, do đó thông qua câu trả lời, bạn sẽ xác nhận được là họ đã nghỉ việc vào tháng 1 hoặc tháng 12, và kể từ thời điểm nghỉ việc đến lúc phỏng vấn họ đã làm những việc gì.

Câu hỏi này giúp bạn xác định rõ thời gian kết thúc công việc cũ của ứng viên.

3. Bạn mong muốn mức lương cơ bản, tiền thưởng hoặc các phúc lợi khác của công ty là gì?
Thực tế cho thấy, bên cạnh môi trường làm việc, chính sách đào tạo nhân viên, cơ hội thăng tiến thì phần lớn ứng viên điều quan tâm đến tiền lương mà họ sẽ nhận được. Bởi lẽ đó là thu nhập để giúp họ ổn định cuộc sống và chi trả cho sinh hoạt cá nhân. Việc có mức lương cao sẽ khiến ứng viên có tinh thần và động lực làm việc hăng say hơn.

Và việc họ yêu cầu mức lương cao hay thấp cũng giúp bạn đánh giá phần nào về khả năng, trình độ chuyên môn, và năng lực thực sự của ứng viên.

4. Bạn có thể làm việc xa nhà được không?
Có nhiều ứng viên cảm thấy không thoải mái khi làm việc ở nơi quá xa nhà vì mất nhiều thời gian và giao thông không thuận tiện. Do đó, thông qua câu hỏi này bạn sẽ biết được liệu ứng viên có sẵn sàng làm việc ở văn phòng cách xa khu vực họ đang sinh sống hay không.

5. Bạn thích thành thị, ngoại ô, hay nông thôn?

Đối với một số công việc đặc thù như nhân viên kinh doanh, hoặc nghiên cứu thị trường, giám sát bán hàng… thì nhân viên phải thường xuyên đi công tác khác xa là chuyện bình thường. Mặc khác, công ty có nhiều văn phòng khác nhau thì việc đặt câu hỏi này sẽ giúp bạn đánh giá xem ứng viên có sẵn sàng công tác ở những khu vực khác nhau hay không.

Thấu hiểu được mong muốn địa lý của ứng viên thì Nhà tuyển dụng có thể chủ động đưa ra cách sắp xếp phù hợp hơn.


Hiểu mong muốn địa lý của ứng viên thì bạn có thể chủ động đưa ra cách sắp xếp phù hợp hơn

6. Bạn thường làm gì vào thời gian rảnh?

Biết được ai đó dành thời gian vào hoạt động gì trong lúc rảnh rỗi có thể mang lại một cái nhìn thú vị về tính cách của họ. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu về tâm lý học thì sở thích cũng có những nét tương đồng với kỹ năng cứng và kỹ năng mềm của ứng viên. Do đó, bạn cũng nên tìm hiểu về sở thích của ứng viên nhé.

7. Trong công việc, điều gì khiến bạn quan tâm nhiều nhất?

Điều này sẽ giúp bạn biết chính xác đâu là mục tiêu và động lực làm việc của nhân viên. Sau đó, bạn nên đánh giá xem những mong muốn của ứng viên liệu có phù hợp với vị trí này hay không. Ngược lại, thông báo cho người tìm việc biết công việc sắp đến có đáp ứng được nguyện vọng của họ hay không. Đây là một quá trình trao đổi “win – win” giữa hai bên, nếu một trong hai không cảm thấy thỏa mãn về những quyền lợi mà đối phương mang lại thì sớm hay muộn nhân viên ấy cũng sẽ rời đi.