Tim hieu ve quan tri nguon nhan luc doi voi doanh nghiep
( Tuyển Dụng ) Quản trị nguồn nhân lực hay còn có cái tên khác là quản trị nhân sự đã không còn quá xa lạ đối với mọi người, nhất là ở các công ty, doanh nghiệp. Đây được xem là bộ phận không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp vì bộ phận này chịu trách nhiệm quản lý lực lượng lao động nơi đó, bao gồm việc tuyển dụng, duy trì đội ngũ nhân viên và quản lý chất lượng làm việc.
Vai trò của ngành quản trị nhân sự
Việc làm nhân sự không chỉ gói gọn trong việc theo sát chất lượng làm việc của nhân viên mà còn cả các yếu tố khác như đạo đức, chính sách chăm lo cho đời sống nhân viên, chế độ lao động xã hội, các hình thức bảo hiểm, cũng như lắng nghe và giải quyết các khiếu nại của nhân viên.
Nhân sự – nguồn tài sản quý giá của doanh nghiệp
Doanh nghiệp muốn đạt được năng suất và chất lượng làm việc tối đa đòi hỏi một đội ngũ nhân viên toàn diện. Toàn diện ở đây không chỉ bao gồm chuyên môn, kĩ năng, trách nhiệm của nhân viên mà còn bao gồm cả các giá trị đạo đức, tinh thần thoải mái khi tham gia công việc.
Để đạt được điều này, quản trị nhân sự đóng vai trò rất quan trọng. Họ cần biết cách tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, có sự hỗ trợ nhau trong công việc và tạo được cơ hội cho bất cứ ai cũng có thể cống hiến.
Quản trị nguồn nhân lực là một hoạt động quan trọng trong mỗi doanh nghiệp
Từ đó kịp thời xử lý các vướng mắc hay khó khăn của họ, đồng thời tạo điều kiện làm việc tốt hơn, thuận lợi hơn. Sự gần gũi và thân thiện từ cấp trên, giúp nhân viên có tâm lý thoải mái và tự tin hơn trong công việc.
Đặt ra các mục tiêu và kế hoạch: hành động đúng hướng giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Mục tiêu là yếu tố quan trọng nhất trong các hoạt động của doanh nghiệp; việc lập mục tiêu cần thiết thực, có khả năng thực hiện và hướng đến các giá trị và lợi ích của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một lộ trình làm việc cụ thể, chi tiết với những hướng dẫn rõ ràng sẽ giúp các nhân viên đi đúng hướng mà công ty đề ra.
Sử dụng khen thưởng và động viên: làm động lực khuyến khích nhân viên làm việc thay cho việc quát nạt, trách mắng. Đối với những nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình, hãy khen thưởng và tuyên dương họ trước tập thể, để họ biết rằng công sức mình bỏ ra đã được công nhận, đồng thời đây sẽ là tấm gương để những người khác noi theo.
Mặt khác, nếu nhân viên chưa thể hoàn thành nhiệm vụ, đừng vội trách phạt họ vì như thế sẽ làm họ mặc cảm và bất mãn với công việc; hãy trò chuyện để tìm nguyên nhân gây ra sự hạn chế này, sau đó chia sẻ các kinh nghiệm xử lý vướng mắc và động viên họ làm việc hiệu quả hơn.
Mô hình quản trị nhân sự của người Nhật
Trách nhiệm với công việc: hãy trở thành một nhà quản lý năng nỗ, nhiệt huyết và hết mình với công việc, đảm đương mọi việc, không ngại khó khăn vất vả, luôn biết hoàn thiện bản thân, học hỏi những điều mới mẻ, gần gũi và thân thiện với nhân viên, đặc biệt là có tầm nhìn chiến lược sẽ là tấm gương tốt để mọi nhân viên noi theo.
Nhìn chung, các nhà quản trị nguồn nhân lực cần có những chiến lược, phương thức quản trị nhân sự thích hợp với từng nhân viên trong công ty để có thể khai thác tối đa năng lực làm việc của họ, đóng góp vào sự phát triển chung của công ty cũng như có thể giữ chân họ ở lại làm việc lâu dài cho công ty.
Những lưu ý của ngành quản trị nhân sự
Để tạo được động lực, khuyến khích người lao động làm việc hết mình và đóng góp cho sự phát triển của công ty, thì các nhà quản trị cần lưu ý một số điểm sau:
Luôn gần gũi và đồng hành: cùng nhân viên trong quá trình làm việc, cũng như thường xuyên trao đổi, trò chuyện để hiểu được tâm tư nguyện vọng và tình cảm của nhân viên.
Để tạo được động lực, khuyến khích người lao động làm việc hết mình và đóng góp cho sự phát triển của công ty, thì các nhà quản trị cần lưu ý một số điểm sau:
Luôn gần gũi và đồng hành: cùng nhân viên trong quá trình làm việc, cũng như thường xuyên trao đổi, trò chuyện để hiểu được tâm tư nguyện vọng và tình cảm của nhân viên.
Vai trò của ngành quản trị nhân sự
Việc làm nhân sự không chỉ gói gọn trong việc theo sát chất lượng làm việc của nhân viên mà còn cả các yếu tố khác như đạo đức, chính sách chăm lo cho đời sống nhân viên, chế độ lao động xã hội, các hình thức bảo hiểm, cũng như lắng nghe và giải quyết các khiếu nại của nhân viên.
Nhân sự – nguồn tài sản quý giá của doanh nghiệp
Doanh nghiệp muốn đạt được năng suất và chất lượng làm việc tối đa đòi hỏi một đội ngũ nhân viên toàn diện. Toàn diện ở đây không chỉ bao gồm chuyên môn, kĩ năng, trách nhiệm của nhân viên mà còn bao gồm cả các giá trị đạo đức, tinh thần thoải mái khi tham gia công việc.
Để đạt được điều này, quản trị nhân sự đóng vai trò rất quan trọng. Họ cần biết cách tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, có sự hỗ trợ nhau trong công việc và tạo được cơ hội cho bất cứ ai cũng có thể cống hiến.
Quản trị nguồn nhân lực là một hoạt động quan trọng trong mỗi doanh nghiệp
Từ đó kịp thời xử lý các vướng mắc hay khó khăn của họ, đồng thời tạo điều kiện làm việc tốt hơn, thuận lợi hơn. Sự gần gũi và thân thiện từ cấp trên, giúp nhân viên có tâm lý thoải mái và tự tin hơn trong công việc.
Đặt ra các mục tiêu và kế hoạch: hành động đúng hướng giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Mục tiêu là yếu tố quan trọng nhất trong các hoạt động của doanh nghiệp; việc lập mục tiêu cần thiết thực, có khả năng thực hiện và hướng đến các giá trị và lợi ích của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một lộ trình làm việc cụ thể, chi tiết với những hướng dẫn rõ ràng sẽ giúp các nhân viên đi đúng hướng mà công ty đề ra.
Sử dụng khen thưởng và động viên: làm động lực khuyến khích nhân viên làm việc thay cho việc quát nạt, trách mắng. Đối với những nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình, hãy khen thưởng và tuyên dương họ trước tập thể, để họ biết rằng công sức mình bỏ ra đã được công nhận, đồng thời đây sẽ là tấm gương để những người khác noi theo.
Mặt khác, nếu nhân viên chưa thể hoàn thành nhiệm vụ, đừng vội trách phạt họ vì như thế sẽ làm họ mặc cảm và bất mãn với công việc; hãy trò chuyện để tìm nguyên nhân gây ra sự hạn chế này, sau đó chia sẻ các kinh nghiệm xử lý vướng mắc và động viên họ làm việc hiệu quả hơn.
Mô hình quản trị nhân sự của người Nhật
Trách nhiệm với công việc: hãy trở thành một nhà quản lý năng nỗ, nhiệt huyết và hết mình với công việc, đảm đương mọi việc, không ngại khó khăn vất vả, luôn biết hoàn thiện bản thân, học hỏi những điều mới mẻ, gần gũi và thân thiện với nhân viên, đặc biệt là có tầm nhìn chiến lược sẽ là tấm gương tốt để mọi nhân viên noi theo.
Nhìn chung, các nhà quản trị nguồn nhân lực cần có những chiến lược, phương thức quản trị nhân sự thích hợp với từng nhân viên trong công ty để có thể khai thác tối đa năng lực làm việc của họ, đóng góp vào sự phát triển chung của công ty cũng như có thể giữ chân họ ở lại làm việc lâu dài cho công ty.